SỰ KHÁC BIỆT GIỮA MẠ ĐIỆN ELECTROPLATING VÀ MẠ PVD

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA MẠ ĐIỆN ELECTROPLATING VÀ MẠ PVD

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA MẠ ĐIỆN ELECTROPLATING VÀ MẠ PVD

CÔNG TY SONXI
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA PVD VÀ MẠ ĐIỆN ELECTROPLATING

Sự khác biệt giữa PVD và mạ điện Electroplating

Mạ điện là một quá trình phủ lớp bảo vệ đã được dùng trong công nghiệp từ lâu. Ngày nay, các công ty cần nắm bắt liên tục sự đổi mới công nghệ đáp ứng nhu cầu thị trường. Sự chuyển đổi từ mạ điện sang PVD là một xu thế tất yếu khi các yêu cầu về môi trường ngày càng cao, tiêu chí về chất lượng, tinh xảo và thị hiếu người tiêu dùng cũng nâng cấp liên tục.

Hình: Mạ điện truyền thống thải ra phụ phẩm ô nhiễm môi trường và sức khỏe

Trong quy trình mạ điện, sản phẩm được ngâm vào bể chứa ion vật liệu cần mạ. Cực âm catot được nối với sản phẩm cần mạ, cực dương được nối với thanh nguyên liệu. Khi có điện, mẫu mang điện tích âm sẽ thu hút các ion dương kim loại trong dung dịch điện ly. Cực dương sẽ bị ăn mòn dần giải lý ra các ion bù vào số đã lắng đọng trên mẫu.

Mạ điện là quá trình có năng lượng điện hóa thấp, và bởi vì có năng lượng thấp nên các ion sẽ có năng lượng lắng đọng thấp nên chất lượng lớp mạ không cao. Các tác dụng phụ như dày góc cạnh cũng góp phần làm thay đổi hình dạng sản phẩm cuối cùng

Mạ PVD là quá trình xi mạ chân không đang phát triển bùng nổ những năm gần đây. Kích cỡ của các bồn chân không cũng ngày càng tăng để có thể mạ các chi tiết lớn và phức tạp. Các chi tiết có thể được mạ ở nhiệt độ thấp hoặc cao lên đến 500 độ C phụ thuộc vào loại sản phẩm và ứng dụng.

Hình: Hệ thống mạ PVD do SONXI VACUUM sản xuất.

Lớp phủ PVD có độ đồng nhất cao, cải thiện độ bám dính đáng kể và cho nhiều sự lựa chọn lớp phủ hơn mà lại không thải ra chất độc hại môi trường.

Chi tiết cần mạ PVD sẽ được đặt vào buồng chân không và đưa về mức chân không mong muốn. Tùy vào chất liệu và mục đích ứng dụng, chi tiết sẽ được nung và tẩy phóng điện. Sau khi làm sạch, điện tích âm được áp vào vật liệu bia thông qua các quá trình hồ quang plasma hoặc phún xạ phản ứng để phóng thích nguyên liệu ra chân không. Mẫu nếu là chất dẫn điện cũng sẽ được áp điện phân cực âm nhằm tăng độ bám và kiểm soát tính chất lớp phủ. Vật liệu sau khi bị bắn ra khỏi catot sẽ lao đến đế với mức năng lượng cao và hình thành các mầm tinh thể. Quá trình bắn phá tiếp diễn sau đó của các ion sẽ nén vật liệu lắng đọng thành màng có mật độ cao, loại bỏ hiện tượng dày góc cạnh như mạ điện.

Hình: Vòi lavabo mạ PVD có màu sắc tươi sáng, bền màu, chịu hóa chất tẩy rửa.

Quá trình mạ PVD được kiểm soát chặt chẽ để tránh nung nóng mẫu quá mức. Sản phẩm mạ PVD sẽ có chất lượng vượt trội, mở ra các ứng dụng kỹ thuật cao mà mạ điện không thể đạt được. Quy trình mạ PVD còn được chuẩn hóa để tạo nên các sản phẩm có tính chất như nhau giữa các mẻ mạ. Các quy trình được lưu trữ theo công thức, một bồn chân không có thể mạ nhiều công thức vẫn đảm bảo đặc tính yêu cầu.

Hình: Mũi khoan, mũi phay mạ PVD tăng độ cứng, tăng tuổi thọ, tốc độ cắt. 

Chia sẻ: